tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
646 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 13-11-2017 Lượt xem : 9814

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề. Do đó, cha mẹ nên có kiến thức về căn bệnh này để sớm nhận biết và chữa trị kịp thời cho con. Sau đây là những thông tin về viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên lưu ý.

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc để lại di chứng nặng nề. Do đó, cha mẹ nên có kiến thức về căn bệnh này để sớm nhận biết và chữa trị kịp thời cho con. Sau đây là những thông tin về viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ nên lưu ý.

Những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ sơ sinh khi bị viêm tai giữa sẽ không nói cho cha mẹ biết được, do đó cha mẹ cần để ý những triệu chứng dưới đây để sớm nhận biết bệnh cho con:

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa có những triệu chứng gì?

  • Trẻ khóc lóc, cáu gắt.

  • Mất ngủ, bỏ ăn, chán ăn.

  • Bé hay kéo tai, tỏ ra như bị đau tai.

  • Bé đau đầu, đau cổ.

  • Phản ứng chậm hoặc không phản ứng khi có tiếng động.

  • Sốt, nôn trớn.

  • Tiêu chảy, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày.

  • Bé bị thiếu cân.

  • Có dịch chảy ra từ tai, thậm chí có mủ.

Cha mẹ nên quan sát và chú ý đến những biểu hiện hàng ngày của trẻ để sớm nhận biết viêm tai giữa và đưa trẻ đi khám ngay.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ quá trình chăm sóc bé không kỹ lưỡng của cha mẹ. Cụ thể, trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa xuất phát từ những yếu tố nguy cơ sau đây:

  • Sử dụng núm vú giả.

  • Nhiễm bệnh từ nhà trẻ.

  • Bú bình thay vì bú sữa mẹ.

  • Nằm xuống trong khi ăn và uống.

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá.

  • Tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

  • Thay đổi đột ngột độ cao.

  • Đã từng bị bệnh viêm tai giữa và bệnh tái phát.

  • Khí hậu lạnh, bị cảm cúm, viêm xoang hoặc cảm lạnh trước đó.

  • Yếu tố di truyền.

Chuẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng cho biết, việc chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau đây để chẩn đoán:

Chẩn đoán viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

  • Soi tai: Kiểm tra những dấu hiệu sắc đỏ, sưng tấy, máu, mủ, bong bóng khí, chất dịch trong tai giữa, thủng màng nhĩ,…

  • Đo áp xuất không khí trong tai của bé và xác định nếu màng nhĩ bị vỡ.

  • Kiểm tra thính giác: Dựa trên những thử nghiệm âm thanh và cách bé phản xạ lại.

Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách điều trị cho trẻ để cha mẹ thực hiện cho bé.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần lưu ý

  • Luôn rửa tay cho bé và đồ chơi để làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

  • Chích ngừa cúm theo mùa và vắc xin phế cầu khuẩn.

  • Không để bé tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh.

  • Tăng cường cho con bú bằng sữa mẹ.

  • Vệ sinh bình bú sạch sẽ và bế con nằm nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràng vào vòi nhĩ. Tuyệt đối không cho con bú nằm.

  • Hạn chế dùng núm vú giả.

  • Nhẹ nhàng vệ sinh vùng tai bằng khăn ấm.

Ngoài ra, khi bệnh kéo dài và có dấu hiệu nặng thì cha mẹ nên đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và chữa trị.

  • Sử dụng thuốc: Thuốc nhỏ thai và thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ kê đơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.

  • Tiểu phẫu: Trong nhiều trường hợp, nếu tai bị viêm quá nặng phải tiến hành thông tai và điều này cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Khi nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Không nên tự ý chẩn đoán và chữa trị.

Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên giải đáp và tư vấn.

B.S