tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
646 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 15-11-2017 Lượt xem : 2311

Viêm tai giữa là một về tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Vậy nếu muốn chữa trị thì viêm tai giữa ở trẻ em chữa như thế nào? các chuyên gia đã chia sẻ cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa là một về tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, gây liệt dây thần kinh số 7. Vậy nếu muốn chữa trị thì viêm tai giữa ở trẻ em chữa như thế nào? các chuyên gia đã chia sẻ cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa ở trẻ em phải chữa trị như thế nào?

Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ thường mắc viêm tai giữa do viêm VA lan vào vòi nhĩ, làm cho vòi nhĩ bị viêm và tắc. Ở trẻ em, vòi nhĩ ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn người lớn nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa.

Đặc biệt, hệ thống niêm mạc đường hô hấp ở trẻ em rất nhạy cảm, rất dễ phản ứng với những kích thích bằng hiện tượng xuất tiết dịch, làm cho dịch ứ đọng nhiều trong hòm tai, gây viêm.

Viêm tai giữa ở trẻ em điều trị bằng cách nào?

Việc điều trị viêm tai giữa ở trẻ em cần xác định mức độ bị viêm. Mỗi giai đoạn của bệnh viêm tai giữa sẽ có cách chữa trị khác nhau.

Viêm tai giữa cấp thường có 3 giai đoạn là xung huyết, ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết thì cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân. Liệu trình dùng thuốc kháng sinh thường là 7 ngày. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài dùng thuốc kháng sinh.

Lưu ý: Cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc đúng liệu trình. Nếu sau liệu trình mà thấy không khỏi thì nên đưa trẻ đi khám và kiểm tra. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thêm thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc thường xuyên dùng thuốc kháng sinh sẽ khiến vi khuẩn kháng lại thuốc, sinh ra thêm những đợt nhiễm trùng tai tiếp theo, rất khó điều trị.

Điều trị viêm tai giữa ở giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cần được cân nhắc sử dụng kết hợp với dùng thuốc kháng sinh. Nếu màng nhĩ bị rách dịch mủ ứ động trong tai giữa tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ ra ngoài thì việc điều trị bằng thuốc nhỏ tai là rất quan trọng.

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ em cần lưu ý điều gì?

Các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng cho biết, để đảm bảo điều trị viêm tai giữa cho trẻ an toàn và hiệu quả thì cha mẹ nên lưu ý những điều sau đây:

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần lưu ý gì?

  • Không tự ý mua thuốc điều trị cho con khi chưa thăm khám và có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Nên cho trẻ dùng thuốc đúng liệu trình mà bác sĩ đưa ra.

  • Không tự ý dùng oxy già nhỏ vào tai trẻ vì có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc, làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm vết thương lâu lành hơn. Thậm chí nó có thể gây chít hẹp ống tai, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

  • Không nên cạo thuốc kháng sinh rắc vào tai trẻ vì có thể gây bít tắc dẫn lưu dịch, dẫn đến tình trạng viêm ngày càng trầm trọng hơn.

  • Nếu trẻ bị đau tai thì có thể chườm ấm, dùng khăn ấm ấp vào tai trẻ.

Nếu sau 1 thời gian dùng thuốc không thấy bệnh thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em thì hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên gia giải đáp và tư vấn.

B.S