tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 27-12-2017 Lượt xem : 3805

Chào bác sĩ! Tình hình là gần đây tôi có cảm giác bị đau ở xương cụt, cơn đau có khi âm ỉ, có khi đau dữ dội, khiến tôi gặp khó khăn khi ngồi. Thỉnh thoảng, tôi còn thấy đau nhức mông rồi lan xuống hai chân. Mặc dù trước đó tôi không bị tai nạn hay va đập gì cả nên giờ tôi không thể hiểu được cơn đau xuất hiện do đâu. Vì thế, nhờ bác sĩ giải đáp giúp tôi, tự nhiên bị đau xương cụt nguyên nhân do đâu? nó có nguy hiểm gì không? Tôi xin cám ơn!

Chào bác sĩ! Tình hình là gần đây tôi có cảm giác bị đau ở xương cụt, cơn đau có khi âm ỉ, có khi đau dữ dội, khiến tôi gặp khó khăn khi ngồi. Thỉnh thoảng, tôi còn thấy đau nhức mông rồi lan xuống hai chân. Mặc dù trước đó tôi không bị tai nạn hay va đập gì cả nên giờ tôi không thể hiểu được cơn đau xuất hiện do đâu. Vì thế, nhờ bác sĩ giải đáp giúp tôi, tự nhiên bị đau xương cụt nguyên nhân do đâu? nó có nguy hiểm gì không? Tôi xin cám ơn!

(H.Nam – 34 tuổi – TPHCM)

Tư vấn viên: Anh Nam thân mến! Cám ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn sức khỏe cơ xương khớp của phòng khám chúng tôi. Câu hỏi của anh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp giải đáp như sau:

Tự nhiên bị đau xương cụt là vì sao?

Xương cụt là phần xương cúi cùng của cột sống được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và nối với xương hông. Đau xương cụt là tình trạng đau ở vùng xương cụt hoặc vùng cơ quanh xương cụt. Người bệnh thường có biểu hiện là đau nhói ở vùng mông, hông hoặc lan xuống háng, đầu gối,…

Nếu tự nhiên bị đau xương cụt thì có thể do những nguyên nhân sau đây:

1/ Nguyên nhân thông thường

  • Do ngồi quá lâu hoặc khi đang ngồi lâu mà đứng dậy đột ngột hoặc khi nén ép đầu nhọn của xương cụt nên gây đau.

  • Chấn thương, va đập từ bên ngoài do vấp ngã, tai nạn…làm xương cụt bị tổn thương.

2/ Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân gây đau xương cụt là gì?

Đau xương cụt có thể do các bệnh lý về xương khớp gây ra. Cụ thể:

  • Các bệnh lý về xương khớp có khả năng gây đau xương cụt như thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoái vị đĩa đệm, viêm khớp, gai đốt sống,…ở vùng gần xương cụt.

  • Ở phụ nữ, các bệnh lý về phụ khoa như viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, vị trí tử cung bất thường,…bệnh về hệ tiết niệu, kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp, vòng tránh thai bị lệch,…cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt.

3/ Nguyên nhân sinh lý

Đau xương cụt do nguyên nhân sinh lý gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới.

  • Chu kỳ kinh nguyệt, khoang xương chậu sung huyết, tử cung xuất huyết khiến dây thần kinh khoang chậu bị phù và gây ra phản xạ cũng khiến các chị em bị đau mỏi vùng lưng lan xuống xương cụt.

  • Phụ nữ mang thai, trọng tâm cơ thể dồn về phía sau khiến cấu trúc đốt sống lưng bị thay đổi. Các cơ, gân và dây chằng vùng thắt lưng bị căng thẳng thường xuyên trong thời gian dài gây ra những tổn thương mạn tính. Bên cạnh đố, các cơ quan nội tạng trong cơ thể cũng bị dịch lên phía trên do bào thai và bị hạ xuống sau khi sinh góp phần hình thành những cơn đau ở vùng thắt lưng và xương cụt.

  • Ở phụ nữ trung niên, dây chằng nối với tử cung bị giãn, tử cung hạ thấp cũng gây đau xương cụt và vùng thắt lưng.

Vì có nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt nên vấn đề của bạn tự nhiên bị đau xương cụt nguyên nhân do đâu? các chuyên gia không thể kết luận được. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau xương cụt thì bạn có thể đến khoa cơ xương khớp của Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng để thăm khám và được chẩn đoán chính xác.

Bị đau xương cụt có nguy hiểm không?

Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Đau xương cụt có nguy hiểm hay không? còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ cơn đau. Hầu hết đau xương cụt do ngồi quá lâu đè ép xương cụt hoặc do va đập gây chấn thương xương cụt nhẹ thì chỉ gây đau nhức và có thể khỏi sau khi người bệnh nghỉ ngơi vài ngày, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu đau xương cụt do bệnh lý thì khả năng để lại một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.

Do đó, bạn cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị kịp thời, nhằm tránh nguy hiểm có thể xảy ra.

Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhấp vào bảng chat dưới để để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ thêm.

B.S