Tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ phải làm sao?
Các bác sĩ có thể cho em hỏi tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ phải làm sao? Cháu nhà em mới sinh được 3 tuần, lúc mới sinh vì không để ý nên em nghĩ cháu cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, dạo gần đây sau khi thay tã cho bé, em phát hiện tinh hoàn của cháu bên to bên nhỏ. Em nghe nói đây là hiện tượng lệch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, thực sự em đang rất lo lắng. Xin bác sĩ cho em biết tình trạng này có nguy hiểm không? Em xin cảm ơn!

Các bác sĩ có thể cho em hỏi tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ phải làm sao? Cháu nhà em mới sinh được 3 tuần, lúc mới sinh vì không để ý nên em nghĩ cháu cũng không có vấn đề gì. Tuy nhiên, dạo gần đây sau khi thay tã cho bé, em phát hiện tinh hoàn của cháu bên to bên nhỏ. Em nghe nói đây là hiện tượng lệch tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, thực sự em đang rất lo lắng. Xin bác sĩ cho em biết tình trạng này có nguy hiểm không? Em xin cảm ơn!

Lan Anh (Bình Dương)
Chào bạ Lan Anh! Tâm lý của bạn chúng tôi có thể hiểu được, bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng lo lắng cho sức khỏe của con em mình. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin mời bạn cũng như các phụ huynh có con nhỏ cũng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên nam khoa, tình trạng tinh hoàn bị bên to, bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là vấn đề hết sức bình thường. Trên thực tế, ngay cả những nam giới trưởng thành thì lúc nào tinh hoàn hai bên cũng không hoàn toàn bằng nhau mà có một bên lớn hơn chút xíu, mặc dù độ chênh lệch này không nhiều. Trường hợp trẻ sơ sinh có hai bên tinh hoàn chênh lệch không nhiều và không có dấu hiệu nào khác thì các phụ huynh có thể yên tâm.
Tuy nhiên, trường hợp tinh hoàn trẻ sơ sinh không đều hẳn một bên, độ chênh lệch khá lớn và kèm theo những triệu chứng khác nhau như sưng đỏ, đau nhức, quấy khóc… và không chịu bú sữa. Điều này chứng tỏ trẻ đang mắc một trong những căn bệnh nguy hiểm sau đây.
Tinh hoàn bên to bên nhỏ là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh.
1. Tinh hoàn ẩn
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng tinh hoàn ẩn thường chiếm từ 3 – 5 %. Đây được biết đến là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà dừng lại ở bất cứ đâu trên đường di chuyển từ ổ bụng xuống bìu khi còn trong bụng mẹ. Đây là nguyên nhân chính khiến chúng ta thường thấy ở trẻ hai bên tinh hoàn chênh lệch quá nhiều.
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết được vấn đề này bằng cách khi sờ vào bìu của bé không thấy tinh hoàn, nhưng khi sờ ở vùng bẹn có thể thấy một khối nhỏ có thể di chuyển. Khi gặp phải tình trạng này, trẻ rất hay quấy khóc, phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu qua 2 tuổi, khả năng bị ung thư tinh hoàn và vô sinh sau này là rất cao.
2. Xoắn tinh hoàn
Tình trạng xoắn tinh hoàn cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh và các bé trai bắt đầu bước vào tuổi dậy thì từ 10 – 15 tuổi. Tình trạng xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn tự xoay quanh trục của nó. Khi bị xoắn tinh hoàn, rất dễ gây ứ đọng, cản trở quá trình lưu thông máu đến tinh hoàn. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy đau đớn ở tinh hoàn và có thể sưng tấy, ửng đỏ ở tinh hoàn.
Với trẻ sơ sinh, khi nhận thấy những biểu hiện khác thường như sưng tấy ở tinh hoàn, trẻ thường xuyên quấy khóc các phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tháo xoắn tinh hoàn. Nếu để chậm trễ, trẻ rất dễ sẽ đối mặt với nguy cơ hoại tử và phải cắt bỏ tinh hoàn.
Tình trạng tinh hoàn bên to, bên nhỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
3. Tràn dịch màn tinh hoàn
Đây cũng là tình trạng bệnh khá phổ biến ở các bé trai. Khi mắc phải tình trạng này, hiện tượng nước sẽ ứ đọng trong bao tinh hoàn bên trong bìu. Thông thường, hiện tượng này có thể xuất hiện ở một bên bìu, tuy nhiên một số trường hợp trẻ cũng có thể bị tràn dịch sang cả hai bên.
Khi gặp phải tình trạng này, bộ phận sinh dục của trẻ có thể sưng to một bên hoặc sưng cả bộ phận sinh dục. Việc sưng nhiều hay ít tùy thuộc rất nhiều vào tràn dịch nhiều hay ít. Vì thế khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Từ những vấn đề mà chúng tôi nêu trên có thể khẳng định, tình trạng tinh hoàn không đều ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân và do các bệnh lý khác nhau. Do đó, việc điều trị còn tùy thuộc vào bệnh lý, giai đoạn, sức khỏe của từng bệnh nhân. Phụ huynh không nên tự ý điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc hoặc những kinh nghiệm dân gian để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bên to, bên nhỏ phải làm sao được các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt tư vấn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm, các phụ huynh có thể nhấp chuột vào khung chat trực tuyến bên dưới bài viết của chúng tôi.
N.A
