Thoát vị đĩa đệm độ 1,2 và 3
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, thường gặp ở người lớn tuổi, những người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng do ngồi nhiều,…Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 cấp độ, tùy vào từng cấp độ mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3 để người bệnh tìm hiểu và lựa chọn hướng điều trị tốt nhất cho bệnh tình của mình.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra phổ biến hiện nay, thường gặp ở người lớn tuổi, những người làm việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng do ngồi nhiều,…Thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 cấp độ, tùy vào từng cấp độ mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3 để người bệnh tìm hiểu và lựa chọn hướng điều trị tốt nhất cho bệnh tình của mình.

Thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3 diễn ra như thế nào?
Các bác sĩ Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện và điều trị sớm thì việc điều trị dứt điểm sau này sẽ vô cùng khó khăn. Đôi khi cần phải trải qua quá trình phẫu thuật mới mong hết bệnh, tỷ lệ tái phát thấp.
Do đó, việc tìm hiểu kiến thức về các giai đoạn phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết. Bởi vì, nếu phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu thì quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian điều trị.
Thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3 như thế nào?
Dưới đây là những thông tin về thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3:
1. Thoát vị đĩa đệm độ 1
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này phần đĩa đệm có xu hướng bắt đầu biến dạng, vòng bao xơ chưa rách. Các chuyên gia cho biết, nếu không thật sự chú ý đến vấn đề sức khỏe thì người bệnh khó nhận biết thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu vì thỉnh thoảng mới có dấu hiệu tê chân và không gây đau nhức.
Nếu phát hiện được bệnh ở giai đoạn này thì người bệnh có thể dễ dàng chữa bằng những cách sau:
- Chú ý đến chế độ ăn uống.
- Tập thể dục hằng ngày nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
- Nên ngồi làm việc và đi đứng đúng tư thế.
- Thực hiện các biện pháp châm cứu, xoa bóp,…để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
- Thực hiện đúng các bài tập co giãn cột sống.
2. Thoát vị đĩa đệm độ 2
Giai đoạn này nhân nhầy có xu hướng lòi ra ngoài, chỗ nào vòng xơ bị suy yếu thì nhân nhầy có điều kiện thoát ra ngoài. Đĩa đệm bắt đầu phình to, thỉnh thoảng người bệnh bị đau lưng, tê chân.
Điều trị bệnh ở giai đoạn này cũng không gặp nhiều khó khăn, do đó người bệnh nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị hiệu quả hơn.
3. Thoát vị đĩa đệm độ 3
Lúc này phần đĩa đệm đã thoát ra ngoài do bao xơ đã bị rách hẳn, nhân nhầy chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh khiến người bệnh phải chịu những cơn đau hành hạ, gây tâm lý mệt mỏi, chán nãn.
Người bệnh thường đến các cơ sở y tế điều trị khi ở giai đoạn này vì không thể chịu đựng được những cơn đau kéo dài.
Nếu không phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm ở những giai đoạn đầu thì sẽ chuyển sang giai đoạn cuối gây nguy hiểm
Nếu người bệnh không phát hiện thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1, 2 và 3 thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 4, đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, gây nên nhiều nguy hiểm. Nếu không điều trị sớm, nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh, lâu ngày sẽ gây teo cơ, hạn chế vận động, nguy hiểm hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn.
Thoát vị đĩa đệm độ 4 gây ra những cơn đau nhức dữ dội, đứng hay ngồi lâu sẽ khiến cơn đau càng nghiêm trọng hơn. Việc điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm độ 4 là rất khó.
Do vậy, người bệnh nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục thể thao, ngồi làm việc đúng tư thế để phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Nếu chẳng may mắc phải thoát vị đĩa đệm thì người bệnh có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng để được các bác sĩ tay nghề cao trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Nếu còn điều gì thắc mắc về thoát vị đĩa đệm độ 1, 2 và 3 thì người bệnh hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp mọi vấn đề về sức khỏe.
