tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 05-09-2017 Lượt xem : 1354

Theo thống kê có khoảng 30% nữ giới bị rong kinh trong bất kỳ thời điểm nào. Nguyên nhân rong kinh có thể là do rối loạn kích thích tố, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng hay do các bệnh lý liên quan đến buồng trứng,...Vậy rong kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ có sao không? Chị em hãy tham khảo trong bài viết bên dưới.

Theo thống kê có khoảng 30% nữ giới bị rong kinh trong bất kỳ thời điểm nào. Nguyên nhân rong kinh có thể là do rối loạn kích thích tố, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng hay do các bệnh lý liên quan đến buồng trứng,...Vậy rong kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ có sao không? Chị em hãy tham khảo trong bài viết bên dưới.

Rong kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ có sao không?

Bệnh rong kinh là một biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ dao động từ khoảng 28 - 35 ngày. Ngày có hành kinh là 3 - 5 ngày và lượng máu trung bình mất đi là 40 - 60ml/ chu kỳ. Nếu có ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu mất đi nhiều hơn 80ml thì chị em được xác định là bị rong kinh.

Rong kinh có thể dẫn đến vô sinh - hiếm muộn ở nữ giới

Rong kinh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Cụ thể là:

- Mất máu

Các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng cho biết, khi bị rong kinh, lượng nguyệt san mất đi rất nhiều. Điều này có thể khiến cho cơ thể của chị em dễ rơi vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trầm trọng. Lúc này, chị em sẽ cảm thấy người xanh xao, cơ thể mệt mỏi, dễ bị đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh,...

- Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai

Rong kinh có thể ảnh hưởng đến quá trình trứng rụng, khiến trứng khó có thể thụ tinh hoặc đã thụ tinh nhưng khó di chuyển vào trong tử cung để làm tổ. Bởi lớp nội mạc tử cung bị bong tróc liên tục khi rong kinh. Thậm chí, nếu rong kinh thực thể không được điều trị kịp thời thì nguy cơ vô sinh - hiếm muộn sẽ càng tăng cao.

- Viêm nhiễm phụ khoa

Ngoài ra, hiện tượng rong kinh còn làm tăng khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Do lúc này vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đồng thời máu kinh lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cũng như các tác nhân có hại xâm nhập gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Làm gì khi bị rong kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ?

Rong kinh càng được điều trị sớm thì càng tốt. Chính vì vậy, khi có hiện tượng rong kinh chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nhằm xác định nguyên nhân cũng như mức độ và đưa ra cách điều trị phù hợp.

- Điều trị bằng thuốc

Rong kinh do rối loạn tiết tố thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để cân bằng nội tiết tố kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi. Nếu rong kinh gây thiếu máu thì bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc có chứa estrogen và progesteron nhằm làm chu kỳ ổn định. Ngoài ra, nếu bị rong kinh kéo dài thì có thể được chỉ định tiêm hormone estrogen để cân bằng nội tiết tố.

Rong kinh có thể điều trị bằng thuốc

- Điều trị liên hợp

Nếu nguyên nhân gây rong kinh là do các bệnh phụ khoa thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp liên hợp để điều trị bệnh. Từ đó giải quyết được hiện tượng rong kinh. Cụ thể, phương pháp này bao gồm 4 bước là điều trị vật lý, điều trị bằng thuốc, hiệu chỉnh tâm lý, hành vi và can thiệp tiểu phẫu (khi cần).

- Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Ngoài ra, đối với những trường hợp nhẹ, chị em có thể áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản như: uống nước lá nhọ nồi (2 lần/ ngày), sắc nước lá cây huyết dụ, dùng ngải cứu kết hợp với cỏ hôi, hy thiêm, ích mẫu thảo, hương phụ chế sắc lấy nước uống,...

Trên đây là những chia sẻ về rong kinh mỗi khi đến ngày đèn đỏ có sao không? Nếu còn thắc mắc gì thêm hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.