Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có sao không?
Đối với người phụ nữ, mang thai và sinh em bé là một thiên chức cao quý. Tuy nhiên, để hoàn thành thiên chức làm mẹ này người phụ nữ phải trải qua khoảng thời gian hơn 9 tháng mang thai rất vất vả. Đặc biệt là những tháng cuối thai thai kỳ, bụng người phụ nữ thường căng cứng. Vậy mang thai tháng cuối bụng căng cứng có sao không? Các bà mẹ trẻ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
.jpg)
Đối với người phụ nữ, mang thai và sinh em bé là một thiên chức cao quý. Tuy nhiên, để hoàn thành thiên chức làm mẹ này người phụ nữ phải trải qua khoảng thời gian hơn 9 tháng mang thai rất vất vả. Đặc biệt là những tháng cuối thai thai kỳ, bụng người phụ nữ thường căng cứng. Vậy mang thai tháng cuối bụng căng cứng có sao không? Các bà mẹ trẻ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân khiến bụng căng cứng trong tháng cuối thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bụng người phụ nữ căng cứng ở tháng cuối thai kỳ, trong đó phổ biến nhất là những nguyên nhân chính sau:
-
Do sự giãn nở của tử cung: hầu hết các bà mẹ mang thai ở gia đoạn cuối thai kỳ đều gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do em bé ngày càng phát triển, cho nên tử cung của người phụ nữ phải giãn rộng ra để tương đồng với kích thước của thai nhi.
-
Do lượng nước ối tăng lên: khi gần đến thời kỳ sinh nở, lượng nước ối trong bụng người phụ nữ cũng tăng lên đáng kể gây áp lực cho vùng bụng khiến bụng người phụ nữ căng cứng. Do đó bụng người phụ nữ sẽ có cảm giác đau nhẹ và xuất hiện vết rạn trên da.
-
Xương bào thai phát triển: khi sắp đến thời kỳ sinh nở, bộ xương của em bé sẽ cứng và dài hơn, cho nên để giảm thiểu sự tác động của thai nhi, cơ bụng của thai phụ phải căng và dày hơn.
-
Bệnh táo bón: Đây là triệu chứng điển hình của phụ nữ mang thai, do chế độ ăn uống không lành mạnh của các bà mẹ. Táo bón khiến bụng các bà mẹ căng cứng khó chịu, tuy nhiên nếu ăn uống lành mạnh sẽ giảm thiểu được vấn đề này.
-
Do tâm lý căng thẳng: hiện tượng này có thể do áp lực tinh thần lúc sắp sinh, tâm lý căng thẳng khiến hoạt động tiêu hóa kém khiến dạ dày co thắt dẫn đến hiện tượng bụng căng cứng.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng căng cứng của thai phụ tháng cuối thai kỳ
Khi bụng căng cứng ở tháng cuối thai kỳ như vậy có sao không? Đây được xem là một hiện tượng bình thường và khá phổ biến, không có gì ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Bởi tất cả những thay đổi trong thai kỳ là do sự chèn ép của tử cung và sự lớn dần lên của thai nhi gây nên hiện tượng bụng căng cứng.
Mẹ bầu nên làm gì khi bụng căng cứng?
Đối với hiện tượng căng cứng bụng ở tháng cuối thai kỳ không có cách gì ngăn ngừa được, tuy nhiên các bà mẹ có thể giảm bớt hiện tượng này bằng một số thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh như sau:
-
Mát xa vùng bụng nhẹ nhàng mỗi ngày để da bụng tăng tính đàn hồi, tránh hiện tượng nứt, rạn da đột ngột.
-
Có chế độ ăn uống lành mạnh: ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều rau củ quả và các thức ăn giàu chất xơ. Tránh uống nhiều nước giải khát, nước ngọt có ga…
-
Tập thể dục nhẹ mỗi ngày như đi bộ thư giản, hít thở đều đặn để việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
-
Cố gắng thư giản, nghỉ ngơi, giữ tính thần luôn thoải mái vui tươi, tránh giận dữ hay các tác nhân gây stress…
Mẹ bầu nên làm gì khi bụng căng cứng cuối thai kỳ
Ngoài ra, khi các mẹ bầu gặp những trường hợp bất thường trong thời kỳ mang thai như nôn ra máu, đau bụng dữ dội, chảy máu ở trực tràng, tiêu chảy vàng da…nên đi khám ngay vì rất dễ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Vừa rồi là những thông tin về việc mang thai tháng cuối bụng căng cứng có sao không, được các bác sỹ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng tư vấn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, các mẹ bầu có thể click ngay vào ô chat bên dưới bài viết để được các bác sỹ tư vấn thêm.
N.A
