tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 12-01-2018 Lượt xem : 4197

Bác sĩ ơi, cho em hỏi khi em co duỗi chân, khớp gối em kêu lạo xạo nhưng em không có cảm giác đau đớn gì. Em bị như vậy cũng được một thời gian rồi nhưng đến nay tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Xin bác sĩ vui lòng cho em biết khớp gối kêu nhưng không đau có phải là bệnh hay không? Em xin cảm ơn!

Bác sĩ ơi, cho em hỏi khi em co duỗi chân, khớp gối em kêu lạo xạo nhưng em không có cảm giác đau đớn gì. Em bị như vậy cũng được một thời gian rồi nhưng đến nay tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Xin bác sĩ vui lòng cho em biết khớp gối kêu nhưng không đau có phải là bệnh hay không? Em xin cảm ơn!

Trịnh Thanh Tú (Bình Phước)

Chào bạn Tú! Rất cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi về chuyên mục hỏi đáp của chúng tôi hôm nay, để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn và các độc giả theo dõi nội dung bài viết sau đây!

Khớp gối kêu nhưng không đau có phải là bệnh?

Thông thường, đầu gối của mỗi người trong chúng ta ngoài xương đầu gối còn có các dây chằng, các cơ bao quanh khớp, dịch khớp và bao hoạt dịch. Khi co duỗi khớp gối do một số thay đổi trong bao hoạt dịch của ổ khớp và sự cọ sát của các đầu xương vào nhau cho nên phát ra tiếng kêu lạo xạo hay rốp rốp. Điều này hoàn toàn bình thường giống như khi chúng ta bẻ các khớp ngón tay.

Khớp kêu lạo xạo nhưng không đau thì không phải là bệnh.

Như bạn nói, khi bạn co duỗi chân các khớp chân có tiếng kêu lạo xạo nhưng không đau thì hoàn toàn bình thường, đây không phải là bệnh lý. Trường hợp bất thường chỉ xảy ra khi hoạt động này kèm theo biểu hiện sưng đỏ, biến dạng khớp và cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khuyến cáo thêm, mỗi người cũng không nên bẻ các khớp ngón tay vì đây là thói quen không tốt, rất dễ làm tổn thương khớp. Nếu lỡ mạnh tay rất có thể sẽ dẫn đến rách gân, rách dây chằng…thoát dịch khớp tạo lâu ngày có thể tạo thành gai xương.

Trường hợp khớp gối kêu lộp cộp khi co duỗi kèm theo cảm giác đau đớn và sưng tấy, bạn nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và chuẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp hơn.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp gối

Ông bà ta từ xưa đã có câu, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì thế để không phải đối mặt với tình trạng sống chung với bệnh tật, đặc biệt là bệnh liên quan đến xương khớp. Ngay từ bây giờ, mỗi người cần thực hiện cho mình những phương pháp phòng ngừa hữu hiệu như:

Tập thể dục là các phòng ngừa viêm khớp tốt nhất.

1. Đi bộ mỗi ngày

Mỗi ngày bạn nên dành ra một khoảng thời gian khoảng 30 đến 40 phút để đi bộ chậm rãi và thư giãn. Hoạt động này rất có ích đối với khớp gối, giúp làm tăng sự dẻo dai của các khớp gối. Tốc độ phù hợp cho hoạt động này là khoảng 60 bước/phút. Nếu duy trì hoạt động này thường xuyên và đều đặn, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.

2. Chạy chậm

Ngoài phương pháp đi bộ ra, những người trẻ cũng có thể áp dụng các bài chạy bộ để tăng tính đàn hồi cho khớp gối. Hoạt động này có thể giúp khớp gối không bị tổn thương bên trong. Phương pháp này nên chỉ tiếp đất bằng một nửa bàn chân trước để giảm các chấn động trên đùi, giúp phòng ngừa viêm khớp gối. Khi muốn dừng lại, không nên dừng lại một cách đột ngột mà cần giảm tốc độ từ từ để cơ thể dần ổn định.

3. Đạp xe đạp

Thêm một hoạt động nữa cũng có thể phòng ngừa được chứng viêm khớp và làm gia tăng sự dẻo dai cho khớp gối đó là đạp xe đạp hằng ngày. Hằng ngày mỗi người có thể tập cho mình thói quen khoảng 30 đến 40 phút đạp xe, vừa đạp thong thả vừa thư giãn cũng rất tốt cho sức khỏe.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề “khớp gối kêu nhưng không đau có phải là bệnh” được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp của Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng tư vấn giải đáp. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm, các bạn có thể nhấp vào khung chat bên dưới bài viết để được tư vấn thêm.

N.A