tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 02-01-2018 Lượt xem : 3851

Đứt dây chằng chéo trước có đi được không? là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải tình trạng này, nhất là những vận động viên thể thao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về hiện tượng đứt dây chằng chéo trước, nhằm giúp mọi người giải đáp được thắc mắc trên. Hãy theo dõi để có câu trả lời cụ thể.

Đứt dây chằng chéo trước có đi được không? là thắc mắc chung của nhiều người khi gặp phải tình trạng này, nhất là những vận động viên thể thao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết về hiện tượng đứt dây chằng chéo trước, nhằm giúp mọi người giải đáp được thắc mắc trên. Hãy theo dõi để có câu trả lời cụ thể.

Bị đứt dây chằng chéo trước có đi được không?

Dây chằng chéo trước là dây chằng nằm chéo từ sau ra trước trong khớp gối. Nó có chức năng giữ không cho mâm chày di chuyển ra trước khi chạy nhảy, leo cầu thang.

Khi bị đứt dây chằng chéo trước, người bệnh thường bị mất vững hay sụm gối khi chạy, nhảy cao, nhảy xa,…Việc bị đứt dây chằng chéo trước có đi được không còn phụ thuộc vào tình trạng chấn thương.

Đứt dây chằng chéo trước có nên đi lại không?

Đứt dây chằng chéo trước có 3 cấp độ:

  • Độ 1: Rách tối thiểu các thớ sợi dây chằng.

  • Độ 2: Rách nhiều thớ sợi.

  • Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Sau khi bị đứt, dây chằng sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn viêm cấp: Trong 3 ngày đầu.

  • Giai đoạn tái tạo: Từ ngày thứ 3 đến tuần thứ 4 – 6.

  • Giai đoạn phục hồi: Các sợi collagen tiếp tục kéo dài tái tạo lại dây chằng. Nếu đứt dây chằng chép trước hoàn toàn sẽ dừng lại ở giai đoạn này vì mất sự liên lạc ở 2 đầu.

Như vậy, nếu bị đứt dây chằng chéo trước ở cấp độ 1 – 2 thì người bệnh có khả năng hồi phục, cho nên có thể đi lại hoặc chạy được. Ở độ 3, nếu yếu tố giữ vững khác còn khỏe, người bệnh cũng có thể đi được. Tuy nhiên, khả năng đi được còn tùy vào sự vững gối của từng người bệnh.

Nếu có dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn về những điều cần lưu ý và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi bị đứt dây chằng chéo trước

Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi bị đứt dây chằng chéo trước

  • Không được tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Một số trường hợp, khi điều trị bác sĩ sẽ chỉ định dùng nẹp. Do đó, không được tự ý tháo bỏ nẹp khi bác sĩ chưa cho phép. Người bệnh bắt buộc phải mang nẹp trong mọi thao tác đi đứng và ngay cả ngủ, trừ trường hợp nghỉ ngơi tại chỗ.

  • Tránh co gối quá mức trong tháng đầu điều trị .

  • Hạn chế lên xuống cầu thang, đi xe máy hoặc ngồi xổm.

  • Tránh sợ đau mà ngại di chuyển. Nếu không vận động sẽ làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn, máu có thể bị ngưng trệ và mô sẹo có thể bị co rút lại.

  • Thực hiện các bài tập theo sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

  •  Bổ sung đầu đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng cữ quá mức.

Tốt nhất, khi bị đứt dây chằng chéo trước bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám cũng như điều trị. Bạn có thể đến khoa cơ xương khớp của Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng để thực hiện thăm khám. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị cũng như có những lời khuyên bổ ích cho bạn.

Trên đây là những thông tin về đứt dây chằng chéo trước có đi được không? Nếu còn thắc mắc thì hãy nhấp vào bảng chat bên dưới để được các chuyên gia giải đáp.

B.S