tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
646 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 26-07-2023 Lượt xem : 3169

Xương cụt cũng giống như những phần xương khác của cơ thể con người, cũng có thể bị tác động và tổn thương gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, do xương cụt nằm ở vị trí cuối cùng của phần cột sống, cho nên khi bị đau do một tác động nào đó, người bệnh cũng khó có thể nhận ra. Vậy trường hợp đau xương cụt không ngồi được phải làm sao? Để biết được điều này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Xương cụt cũng giống như những phần xương khác của cơ thể con người, cũng có thể bị tác động và tổn thương gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, do xương cụt nằm ở vị trí cuối cùng của phần cột sống, cho nên khi bị đau do một tác động nào đó, người bệnh cũng khó có thể nhận ra. Vậy trường hợp đau xương cụt không ngồi được phải làm sao? Để biết được điều này, mời các bạn theo dõi nội dung bài viết sau nhé!

Các nguyên nhân gây đau nhức xương cụt

Theo các chuyên gia xương khớp, xương cụt hay còn có tên gọi khác là xương đuôi, đây là khúc xương cuối cùng của xương cột sống, được tạo nên bởi 4 đến 6 đốt sống đinh liền nhau. Đau xương cụt được biết đến là trường hợp, người bệnh bị đau ở 1 điểm phần xương cụt, sau đó có thể lan nhanh ra các vị trí xung quanh như mông, đùi, đôi khi còn lan xuống cả chân và đầu gối. Biểu hiện của bệnh đau nhức xương cụt ở mỗi người là không giống nhau, người bị đau xương cụt thường rất khó khăn trong vận động, ngồi không được đứng cũng không xong.

 

Các nguyên nhân gây đau nhức xương cụt.

Tình trạng đau nhức xương cụt có thể là do các nguyên nhân như: tuổi tác, do giới tính, do các bệnh lý hoặc do chấn thương. Tuy nhiên bất cứ nguyên nhân nào gây đau nhức cũng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. Người tuổi càng cao thì nguy cơ bị đau nhức xương cụt càng lớn, do hệ thống xương khớp đã bị thoái hóa. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh đau nhức xương cụt nhiều hơn nam giới, do cơ địa và phải sinh con, cho nên nguy cơ bị đau nhức xương cụt thường cao hơn.

Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh đau nhức xương cụt ở nhiều người cũng có thể do các chấn thương. Nhiều chấn thương ảnh hưởng đến xương cụt phải kể đến là những tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày, tai nạn giao thông, tai nạn khi vui chơi, hoạt động thể dục thể thao…Với một số người làm việc trong các ngành nghề như: nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may…cũng có nguy cơ cao bị đau nhức xương cụt vì ngồi nhiều, tạo sức ép lên phần xương cụt lớn.

Làm gì khi bị đau nhức xương cụt không thể ngồi được?

Bệnh đau nhức xương cụt tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người, tuy nhiên những rắc rối mà nó mang lại cho người bệnh thì không hề đơn giản. Nếu bị đau nhức xương cụt khiến việc ngồi hoặc đi lại gặp khó khăn. Tốt hơn hết người bệnh nên đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, để giảm bớt những con đau nhức người bệnh có thể áp dụng một trong những cách làm sau:

 

Trường hợp bị đau nhức xương cụt nên xử lý như thế nào.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức, nên chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ quanh xương cụt. Không nên đấm bóp quá mạnh vì có thể gây nên những tổn thương khác cho cơ thể.

  • Áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng đơn giản như đi bộ, tập yoga để  giảm các cơn đau. Bên cạnh đó người bệnh có thể tắm bằng nước ấm để giảm đau, nên bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, có chứ các chất kẽm, canxi, magie…

  • Áp dụng điều trị bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm, đồng thời áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Trường hợp bệnh quá nặng bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương cụt.

Vừa rồi là những thông tin xoay quanh vấn đề “đau xương cụt không ngồi được phải làm sao” được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp của Phòng Khám Đa Khoa Văn Kiệt  tu vấn giải đáp. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc cần tư vấn thêm, quý bệnh nhân có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào khung chat bên dưới bài viết.

N.A