tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 15-11-2017 Lượt xem : 3473

Viêm tai giữa là bệnh điển hình thường xuất hiện ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp các bậc phụ huynh có những biện pháp chữa trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa là bệnh điển hình thường xuất hiện ở lứa tuổi sơ sinh, trẻ nhỏ. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến thính lực cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, việc nhận biết được các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp các bậc phụ huynh có những biện pháp chữa trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

Theo các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng, viêm tai giữa là bệnh do nhiễm trùng gây ra, được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh này thường gặp ở những trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng có cấu trúc tai có hòm nhĩ và họng mũi nằm ngang, ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm và lây lan bệnh lên tai giữa. Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em sẽ bao gồm:

- Giai đoạn ban đầu

Các triệu chứng ở giai đoạn này thường hay bị nhầm lẫn với các biểu hiện của những bệnh lý khác. Do đó, thường hay bị bỏ qua hoặc điều trị không đúng cách.

+ Trẻ thường có dấu hiệu là sốt cao, khoảng 39 - 40 độ.

+ Quấy khóc nhiều, bỏ bú, co giật, kém ăn. Khi ăn hay bị nôn trớ.

+ Với trẻ lớn thì sẽ biết kêu đau tai. Còn với những trẻ nhỏ thì chỉ biết lắc đầu, lấy tai dụi vào tai.

+ Có một số trường hợp có thể kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần.

Dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em

- Giai đoạn vỡ mủ

Giai đoạn đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ. Do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện như:

+ Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

+ Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

+ Không kêu đau tai nữa.

- Giai đoạn mãn tính

Sau khi màng nhĩ bị thủng và chảy mủ thì các triệu chứng đã giảm đi. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng bệnh đã lui nhưng thực ra bệnh đang chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này dấu hiệu điển hình của bệnh là chảy mủ tai.

+ Từ trong tai của trẻ, mủ sẽ chảy ra liên tục hoặc từng đợt.

+ Dịch mủ có thể loãng hoặc đặc, màu vàng hoặc trắng có lẫn máu, mùi hôi.

Lời khuyên từ bác sĩ

Viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm xương chũm mãn tính, viêm màng não, apxe não, liệt dây thần kinh,... ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị viêm tai giữa thì cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu của bệnh

Dựa vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, với viêm tai giữa ở trẻ nhỏ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Với những trường hợp bị chảy mủ thì có thể kết hợp với việc hút chính để lấy hết mủ ra, vệ sinh tai cho trẻ. Một số trường hợp đau nhiều thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định thêm thuốc giảm đau.

Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cả kể bé đã hết các triệu chứng của bệnh thì cha mẹ cũng nên chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ. Đồng thời, giữ ấm cho trẻ, tránh xa môi trường khó bụi để hạn chế khả năng tái phát bệnh.

Trên đây là những chia sẻ về dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ em. Nếu còn thắc mắc gì thêm, hãy nhấp vào bảng tư vấn trực tuyến bên dưới, các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.

P.L