tất cả ngày trong tuần 8:00 - 20: 00
34 - 36 Đinh Tiên Hoàng, P. Đakao, Q.1, TP.HCM
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng

Đánh giá: 0,0/ 10 ( 1 lượt)
Ngày đăng : 01-03-2017 Lượt xem : 906

Bệnh gai cột sống hay còn gọi là vôi hóa cột sống thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, có dấu hiệu cột sống bị thoái. Vậy bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân nào gây nên gai cột sống? Triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao? Các vấn đề này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

  Bệnh gai cột sống hay còn gọi là vôi hóa cột sống thường xuất hiện ở độ tuổi trên 40, có dấu hiệu cột sống bị thoái. Vậy bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân nào gây nên gai cột sống? Triệu chứng như thế nào và điều trị ra sao? Các vấn đề này sẽ được các chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Gai cột sống là gì?

  Các bác sĩ Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng cho biết, khi cơ thể trưởng thành đến một giai đoạn nào đó sẽ bị lão hóa, gai chính là quá trình lão hóa tự nhiên của khớp. Hay nói cách khác gai cột sống chính là bệnh thoái hóa các khớp.

  Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, do hai bộ phận này phải thường xuyên hoạt động nhiều, dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh.

  Bệnh gai cột sống thường gặp ở những người lớn tuổi khi cột sống bắt đầu xuất hiện tình trạng thoái hóa. Căn bệnh này gặp nhiều ở nam giới hơn là nữ giới, tuy nhiên khi phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cũng thường hay bị gai cột sống.

  Các chuyên gia cho biết, đa số bệnh gai cột sống không gây ra triệu chứng nào rõ ràng. Tuy nhiên, khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ thần kinh thì người bệnh sẽ thấy đau, triệu chứng thường gặp đau vai, đau thắt lưng, bị tê tay.

Bệnh gai cột sống là gì?

  Ngoài ra, bệnh gai cột sống còn có những biểu hiện như:

  - Đau thường xuyên ở cổ hoặc thắt lưng, cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh đứng hoặc đi.

  - Người bệnh mất cảm giác ở phần cột sống liên quan.

  - Trường hợp nặng có thể gây tê tay, đau lưng, đau dọc xuống hai chân.

  - Cơ bắp suy yếu.

  - Mất kiểm soát đường tiểu hoặc đại tiện (Đối với những trường hợp nguy cấp).

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

  Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống nhưng tiêu biểu nhất là những nguyên nhân sau đây:

  - Do viêm cục bộ như viêm xương khớp hoặc viêm gân. Sự viêm này kích thích các tế bào tạo xương, dẫn đến việc xương thừa làm mặt xương gồ ghề, gai mọc ra.

  - Do đĩa liên sống bị tổn thương, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiêu hơn. Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dày lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu ngày canxi sẽ tụ lại ở dây chằng, tạo ra các gai hoặc chồi xương.

  - Gai cột sống còn là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thường gặp ở những người thường xuyên khuân vác nặng, thừa cân làm tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn.

  - Bệnh gai cột sống còn do yếu tố di truyền.

Cách điều trị bệnh gai cột sống

Phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

  Khi mắc bệnh gai cột sống thì người bệnh có thể đến các cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để thăm khám và điều trị. Hiện nay, Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng là một trong những cơ sở y tế uy tín chữa trị hiệu quả các bệnh về cơ xương khớp, trong đó có gai cột sống.

  Khi đến đây người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao trực tiếp thăm khám và được điều trị bằng các phương pháp phù hợp nhất. Tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể như:

  - Dùng thuốc

  Khi xảy ra dấu hiệu đau, người bệnh cần nghỉ ngơi, chườm nước đá kết hợp với dùng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, vitamin B1, B6, B12.

  - Phẫu thuật cắt bỏ gai

  Gai cột sống có thể được loại bỏ với phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng sau khi phẫu thuật gai vẫn có thể mọc lại.

  Phương pháp này chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng như tê chân tay, rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt.

  - Vật lý trị liệu

  Người bệnh có thể dùng các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu, xoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga để giảm bớt những cơn đau.

  Ngoài ra, người bệnh cần phải nghỉ ngơi, không làm việc nặng, hạn chế đi lại, ngửa cổ hoặc kéo cổ.

  Lời khuyên: Người bệnh nên thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ để phát hiện sớm các tiến triển xấu để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

  Hy vọng những thông tin trên đây về bệnh gai cột sống là gì? sẽ hữu ích cho người bệnh. Nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy nhấp ngay vào bảng chat bên dưới để được các chuyên gia tư vấn và giúp đỡ.